Tôi năm nay 48 tuổi, sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của tỉnh Nam Định. Là em út trong gia đình đông con, tôi phải bươn chải để kiếm sống nên không được học hành tới nơi tới chốn. Ngay từ khi 14 tuổi, tôi đã phải đi tự lập đi kiếm sống , hồi đó tôi ra Hải Phòng theo mấy anh em trong làng đi mua đồng nát sắt vụn , cuộc sống rất vất vả khó khăn.

Năm 22 tuổi tôi lấy vợ và sinh con. Cuộc sống ở vùng quê nghèo lúc đó rất khó khăn, ăn không đủ no, áo không đủ mặc.

Vài năm sau khi lập gia đình ,tôi quyết định lên Hà Nội tìm cơ hội, để gia đình và các con ở lại quê. Tại đây, tôi xin làm phụ cho một hàng Phở Bò Nam Định,Thật may mắn là người đồng hương tôi được ông bà chủ quý mến vì sự chăm chỉ và trung thành.Sau một thời gian làm việc, tôi đã xin phép chủ cho được học bí quyết phở gia truyền và được họ hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều. Ông chủ đã truyền dậy cho tôi cách rửa xương Bò và pha chế nồi nước xương sao cho nước trong không có mùi hôi của Bò và nước khi uống có vị ngọt của xương .Ông chủ còn tận tình cho tôi địa chỉ bên cung cấp nồi Phở và những nơi cung cấp thịt Bò uy tín khu vực Hà Nội

Tôi làm ở đó được 6 năm.  Tôi quyết định nghỉ việc và về quê vay mượn một số tiền tương đối, sau đó một mình lên lại Hà Nội quyết tâm khởi nghiệp. Ban ngày tôi đạp xe khắp nơi hỏi tìm cửa hàng để mở quán phở, còn buổi tối vẫn bán hàng cùng ông bà chủ cũ.

Sau một tháng, tôi tìm được địa điểm và dùng số tiền đã vay mượn để mở cửa hàng. Tôi đứng chính và bỏ tiền thuê một người thợ phụ. May mắn, việc kinh doanh của tôi khá thuận lợi, khách đến tấp nập và tôi bắt đầu ăn nên làm ra.

Dưới đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm từ cuộc sông tôi từng trải cho các bạn trẻ mới khởi nghiệp là:

Từ trước đến nay, nhiều người cho rằng mở quán phở cần nhất là nấu sao cho ngon. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Làm cách nào để nấu ngon? Làm sao để khi đến thưởng thức, thực khách thấy ngon miệng và cả hài lòng, sau đó còn muốn quay lại?

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Trước khi “bung” vốn ra, bạn cần có một kế hoạch cụ thể

Trước tiên, bạn cần khảo sát về những khu vực xung quanh xem đã có nhiều quán phở hay chưa, đặc biệt là những quán phở lớn được nhiều người biết đến. Từ đây, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ và vạch ra những lựa chọn về địa điểm, mặt bằng mở quán.

Tiếp theo là lên thực đơn. Gọi là quán phở nhưng sẽ có rất nhiều loại phở khác nhau để bán. Điều này bạn cần cân nhắc vào sở trường, khả năng của mình để lên thực đơn món ăn. Ngoài ra, thực đơn cũng có thể kết hợp thêm những món như cơm chiên thịt bò, phở xào, phở cuốn và các loại nước uống cũng khá phù hợp. Sau khi đã có thực đơn ưng ý, bạn cũng xem xét lại đối tượng hướng đến, chất lượng tô phở để định luôn giá bán cụ thể cho từng món ăn.

Sau khi đã có mặt bằng, thực đơn, giá bán, bạn bắt đầu vạch ra những chiến lược kinh doanh cụ thể cho giai đoạn trước khi hoạt động và sau khi đã đi vào hoạt động 1 tháng – 6 tháng. Ở bước này, bạn cần lập kế hoạch một cách tỉ mỉ, cụ thể như sau:

+ Trước khi hoạt động: chuẩn bị từ việc trang trí lại mặt bằng, sắm sửa công cụ dụng cụ – trang thiết bị nấu ăn, tìm nguồn cung cấp nguyên liệu an toàn và giá tốt, tuyển nhân viên nếu cần thiết, kế hoạch giới thiệu và quảng cáo quán ăn…

+ Sau khi đi vào hoạt động: quản lý sát sao các khoản thu – chi để có những định hướng và điều chỉnh phù hợp, quan sát thái độ làm việc và phục vụ của nhân viên, dự trù kinh phí cho hoạt động của ít nhất là 3 tháng khi quán phở đã bước vào hoạt động…

CỐT LÕI CỦA MỘT QUÁN PHỞ “HÚT KHÁCH”

Nước dùng là yếu tố quan trọng nhất quyết định món phở của bạn có ngon hay không, thực khách có còn muốn quay lại hay không. Hiện nay trên mạng có rất nhiều hướng dẫn về cách nấu phở bò, tuy nhiên có một thực tế khá “phũ” là không phải ai cũng có thể học theo bởi lẽ rằng nấu nước dùng phở rất công phu, cần đến các kỹ thuật ninh – hầm xương khó và cách nêm nếm cũng như lựa chọn nguyên liệu cực kỳ phức tạp.

” alt=”” />Kinh doanh quán phở